Tại buổi giao lưu có 12 tiết mục ca, múa, độc tấu sáo, hát dân ca Thái, độc tấu khèn bè dân tộc Lào… của các nghệ nhân và cán bộ, viên chức đến từ các đơn vị: Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm văn hóa, đã mang đến không khí phấn khởi, tự hào đồng thời tôn vinh nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật dấn gian các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Bên cạnh đó, phần thuyết trình di sản “Điện Biên Phủ - tinh hoa văn hóa Việt Nam” và phần giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể “Tết cổ truyền Nào Pê Chầu của dân tộc Mông” đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy các giá trị của Di sản.
Ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23 - 11 hàng năm là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Quyết định của Thủ tuớng Chính phủ xác định 5 yêu cầu của Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam là: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Một số hình ảnh tại Chương trình:

Đại biểu tham dự chương trình

Tết mục của đơn vị Bảo tàng tỉnh
_IZ-m1I26HUac5uRJ_jpg.jpg)
Tiêt mục của đơn vị Bảo tàng chiến thắng Điện Biên phủ

Tiết mục của đơn vị Trung tâm văn hóa tỉnh.
Tin; ảnh: Bao tàng tỉnh